“Cháu đã viết đơn cho Hiệu trưởng, bác Phùng Xuân Nhạ để kiến nghị việc Cô Tuất”

Không rõ ai chỉ đạo nhưng một em học sinh lớp 5 ở Trưởng Tiểu học Sài Sơn B (huyện Quốc Oai, TP Hà Nội) vừa diễn để người lớn quay clip nhằm t.ố c.á.o lại cô giáo Tuất – người t.ố c.á.o tiêu cực bị trù dập.

Đoạn clip ngắn trong đó em học sinh nói “Cháu đã viết đơn cho cô Hiệu trưởng, cho bác Phùng Xuân Nhạ, để kiến nghị về việc đấy. Nhưng mà cô Tuất…”.

Quá khó tin khi một HS lớp 5 dùng những từ ngữ như thế, nếu không được người lớn viết sẵn cho đọc.

Chuyện của cô Tuất t.ố c.á.o tiêu cực đang gây “sóng gió dư luận” hiện chưa rõ có được x,ử lý dứt điểm hay cô vẫn tiếp tục bị đì từ giáo viên dạy giỏi sang làm lao công. Nhưng dù sao, đó cũng là chuyện của người lớn, chuyện giữa các cô giáo với nhau.

Nhưng khi lôi em học sinh vào và dàn dựng nhằm đấu tố cô giáo Tuất thì quá đáng lắm.

Chúng ta nên nhìn thẳng, rõ rằng nếu không có “sự dính dáng” của cô Hiệu trưởng vào đó thì khó có clip đấu tố này.

“Văn hoá đấu tố” là một loại kết tội vô đạo chỉ có những kẻ hèn mạt không ra gì mới dùng đến và dùng trẻ em để đấu tố thì có sự bỉ ổi nào hơn.

Tôi không biết những người lớn này học đạo đức kiểu gì mà bỉ ổi như thế!

P/s: Đã sai thì càng quá sai. Lãnh đạo nhà trường nên tiếp xúc báo chí đa chiều để thông tin cho rõ ràng, cũng là uy tín danh dự chung của ngôi trường, của cá nhân lãnh đạo nhà trường. Đẩy trẻ con vào tham gia đấu tố người khác thì quá coi thường dư luận.

Tôi, trong bài viết này, hoàn toàn không có ý định k.i.n.h h.o.à.n.g giá ai đúng ai sai từ 2 phía cô giáo và nhà trường. Việc ấy thanh tra Sở GD&ĐT TP Hà Nội tôi tin là sẽ vào cuộc và có câu trả lời công minh chính trực cho vụ việc này.
Tôi, trong bài viết này, cũng tuyệt đối không có ý định bênh vực cô giáo viên hay lãnh đạo nhà trường. Bởi hễ là vụ t.ố c.á.o tiêu cực, thì nếu không trực tiếp nghiên cứu hồ sơ và gặp gỡ đôi bên để điều tra, phân tích kỹ càng và công tâm, sẽ rất dễ rơi vào mớ bòng bong mập mờ và lẫn lộn giữa t.ố c.á.o và v.u k.h.ố.n.g, giữa đấu tranh chống tiêu cực và các hành vi chống đối có chủ đích, giữa che giấu tội lỗi, trù dập người chống tiêu cực với đấu tranh giữ gìn đoàn kết nội bộ và làm trong sạch đội ngũ của cơ quan, tập thể đó.

Ở bài viết này, tôi chỉ quan tâm tới 1 chi tiết duy nhất mà thông qua việc đọc và xem rất kỹ thông tin từ 2 phía của báo chí và dư luận, tôi thấy không thể không lên tiếng cảnh báo.

Đó là việc có một số người lớn, có thể vô tình hoặc hữu ý, đã lôi học trò vào việc đấu tố cô giáo đang dạy dỗ mình ở trường học.

Tôi lại phải nhắc tới câu châm ngôn TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO khi viết về một vụ việc vừa xảy ra với một cô giáo, đang gây ra nhiều chiều dư luận trong xã hội, kể cả trên công luận cũng chính vì lẽ đó.

Vụ việc khởi nguồn từ đơn phản ánh của một cô giáo, và được một số báo đăng tải trong mấy ngày qua. Cô giáo Nguyễn Thị Tuất, trú tại thôn Đa Phúc, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội, hiện là giáo viên Trường Tiểu học Sài Sơn B ở cùng địa chỉ trên. Trong 30 năm làm giáo viên, cô Tuất và chồng là thầy giáo Phan Viết Nhân luôn là giáo viên gương mẫu, đạt nhiều thành tích trong giảng dạy và thi đua. Riêng cô Tuất đã có 6 năm liên tục đạt Chiến sĩ Thi đua cấp cơ sở, từng đạt giải Giáo viên dạy giỏi cấp huyện.
Thế nhưng, sau khi t.ố c.á.o những tiêu cực diễn ra tại ngôi trường mình đang công tác, thì lãnh đạo nhà trường đã có những việc làm mang dấu hiệu trù dập vợ chồng cô Tuất, như lời cô giáo này nói với một số báo.

Cụ thể, năm học 2018 – 2019, cô Tuất giữ vai trò chủ nhiệm lớp 2A. Cuối năm học, đa số phụ huynh đề nghị cô Tuất theo lớp. Chỉ có 4 phụ huynh không đồng ý cho cô dạy lớp 2A vì cho rằng, cô vι ρнâ.м đạo đức, đối x,ử với anh em, họ hàng không tốt. Sau đó, dòng họ Phan Viết đã có giấy x.á.c nhận rằng: “Những điều mà một số người dân xã Sài Sơn nói xấu anh Phan Viết Nhân và vợ là Nguyễn Thị Tuất là sai sự thật. Dòng họ thấy vợ chồng anh Nhân có mối quan hệ tốt với gia tộc”.

Lấy lý do từ những câu chuyện ngoài lề ấy, Ban Giám hiệu (BGH) nhà trường lập tức chuyển cô Tuất sang lớp 2D. Kể từ đó, cô liên tục bị lãnh đạo nhà trường phê bình. Cuối năm, bình xét cô Tuất không hoàn thành nhiệm vụ để năm sau cô không được làm giáo viên chủ nhiệm.

Không được đứng lớp với vai trò là giáo viên chủ nhiệm khối 1 – 2 – 3, BGH nhà trường chuyển cô Tuất sang dạy buổi chiều cho khối 5.

Cô Tuất kể lại với báo chí: “Đầu năm học 2020 – 2021, nhà trường chuyển tôi từ giáo viên chủ nhiệm khối 2 sang dạy buổi chiều khối 5, nhưng khối 5 từ xưa giờ ưu tiên chỉ 1 giáo viên dạy, thế là phân tôi vào đó nhằm k.í.c.h đ.ộ.n.g phụ huynh thôi. Sau đó, BGH bảo tôi do phụ huynh có đơn nên không cho tôi dạy học và bă’t tôi làm vệ sinh thì tôi cũng đi, bă’t tôi làm chống d.ị.ch, bă’t tôi ngồi phòng chờ như ḃảǿ ᶌệ tôi cũng làm, đến khi tôi làm hết việc thì bă’t tôi nghỉ việc. Tôi hỏi căn cứ đâu cho tôi nghỉ dạy, thì BGH bảo tôi xuống hỏi phòng GD&ĐT, cấp trên cũng đồng ý như vậy rồi. Điều này khiến tôi bức xúc và buộc phải đứng lên đấu tranh đòi quyền lợi cho bản thân”.

Cô Tuất còn phản ánh, bản thân cô không ít lần bị chính học sinh của mình h.à.n.h h.u.n.g bằng cách b.ă’n đ.ạ.n giấy, su’ng nước hay trùm mặt k.i.n.h h.o.à.n.g cô ngay trên bục giảng.

Trước sự ρнâ~и иö của dư luận khi nghe nói về vụ việc giáo viên t.ố c.á.o chống tiêu cực bị lãnh đạo nhà trường trù dập, mới đây, trên trang facebook cá nhân (của một người tên là Nguyễn H. , tự giới thiệu công tác tại một kênh truyền hình), đã đăng tải 1 clip phỏng vấn một cháu bé học sinh lớp 5 ở trường cô Tuất. Cháu bé này trả lời phỏng vấn về việc cô Tuất đã không làm tốt nhiệm vụ, không quản lý lớp để các bạn quậy pha’.
Tác giả clip video ấy khi phỏng vấn cháu bé đã không che mặt cháu, chưa kể là có sự hiện diện của người giám hộ cho cháu bé lúc phỏng vấn không? Để rồi, trong clip này, chúng ta phải nghe những từ ngữ thật khó tin là do một cháu bé học sinh cấp tiểu học nói ra, ví dụ kiểu như: “Cháu đã gửi đơn lên cô hiệu trưởng và bác Phùng Xuân Nhạ, để kiến nghị về việc đấy…”. Các cháu tiểu học chắc chưa hiểu KIẾN NGHỊ nghĩa là gì, và thật khó tin khi một học sinh lớp 5 dùng những từ ngữ như thế, nếu không được người lớn viết sẵn cho đọc?!

Bình luận về video clip này, mà tác giả clip hôm qua đã ẩn đi trên trang Nguyễn H., một facebooker có nick TĐD đã bình luận: “Không rõ do ai chỉ đạo, nhưng việc đưa một em học sinh lớp 5 ra “diễn” để người lớn quay clip nhằm t.ố c.á.o lại cô giáo Tuất – người t.ố c.á.o tiêu cực bị trù dập là một hành vi “đạo đức bỉ ổi” không nên tồn tại trong nhà trường và xã hội…”.

Một bạn đọc khác trong phần bình luận dưới một bài báo về vụ việc này như sau: “… Nếu bây giờ nhà trường tuyên bố trên báo chí rằng cô giáo Tuất “không đủ năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ”, vậy thì những thành tích, những danh hiệu giáo viên dạy giỏi cô Tuất từng đạt được trong nhiều năm liền là do ai đã chứng nhận?! Còn học sinh các cháu nhận xét thì thiết nghĩ thầy cô bảo sao các cháu nó nói vậy. Chứ con tôi cũng là học sinh tiểu học, cháu nghe lời thầy cô còn hơn nghe lời bố mẹ ở nhà. Vì vậy việc này đừng nên mang con trẻ vào để “hỗ trợ” người lớn đối phó, đấu đá nhau. Thấy nó bi hài và phản giáo dục lắm…”.

Vụ việc cô Tuất t.ố c.á.o tiêu cực đang gây “sóng gió dư luận”. Phía cô Tuất nói có lý của cô, phía nhà trường và Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai nói theo lý của mình, ngay cả báo chí cũng thông tin khác nhau. Và tôi cũng không biết lãnh đạo và thanh tra Sở GD&ĐT TP Hà Nội có vào cuộc x,ử lý dứt điểm, phân định trắng đen, phải trái những thông tin cô Tuất t.ố c.á.o hay không. Hay lại vẫn để cô tiếp tục bị từ một giáo viên dạy giỏi sang làm lao công như hiện nay?

Nhưng nói gì thì nói, vụ việc t.ố c.á.o và trù dập t.ố c.á.o thế nào vẫn phải chờ vào kết luận chính thức của các cấp cơ quan và thanh tra Sở GD&ĐT TP Hà Nội. Và đó cũng là chuyện, là việc của người lớn, chuyện giữa các thầy cô giáo với nhau, chuyện trong ngành Giáo dục.
Còn nhìn từ góc độ xã hội, thì điều tồi tệ nhất, sai lầm lớn nhất của những người can dự tới vụ việc này, theo ý kiến cá nhân tôi, lại là việc những người lớn – một số thầy cô và phụ huynh học sinh – đã lôi kéo, dàn dựng để các em học sinh cũng bất đắc dĩ phải nhảy vào “tham chiê’n” một cuộc đấu đá không hề tốt đẹp gì của người lớn với nhau. Đây là một việc làm xấu, để lại nhiều hậu quả tai hại cho tâm hồn thơ dại và đầu óc trong sáng của các cháu học sinh tiểu học, không chỉ hôm nay.

Lịch sử đã chứng kiến không ít những cuộc đấu tố dẫn đến đầu rơi m.a’.u chảy, dẫn đến những nỗi đau khôn cùng của các nạn nhân bị đấu tố oan sai, và cả nỗi ân hận day dứt suốt cả một đời của những người đã tổ chức và thực hiện những cuộc đấu tố sai trái và oan kh.u.ấ.t đó.

Xin đừng để lịch sử lặp lại. Xin đừng nuôi dưỡng “văn hoá đấu tố” trong xã hội, đặc biệt là trong nhà trường – “Thánh đường” của nền giáo dục, cốt lõi của công cuộc “Vì lợi ích trăm năm trồng người” như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn.

Trong khi chưa giải quyê’t dứt điểm đơn thư t.ố c.á.o của cô giáo Tuất, mà lại đem các em học sinh vào tham gia cuộc nói xấu, bôi nhọ và đấu tố cô giáo của chính các em, các vị lãnh đạo nhà trường này đã đi từ cái sai này sang cái sai khác, cái sai sau còn lớn hơn cái sai trước.

Theo tôi, việc cần làm ngay trong vụ việc này là lãnh đạo nhà trường, Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai, thanh tra Sở GD&ĐT TP Hà Nội phải tổ chức những cuộc tiếp xúc trực tiếp với cô giáo Nguyễn Thị Tuất, tổ chức họp báo hoặc tiếp xúc báo chí, lắng nghe thông tin đa chiều của công luận và dư luận, từ đấy x,ử lý dứt điểm vụ cô Tuất t.ố c.á.o này. Nếu đơn t.ố c.á.o của cô giáo Tuất là sai sự thật thì phải có hình thức k.ỷ l.u.ậ.t công minh và công khai về tội v.u k.h.ố.n.g.

Nếu phía lãnh đạo Trường Tiểu học Sài Sơn B sai phạm như cô Tuất t.ố c.á.o, thì các cấp lãnh đạo ngành Giáo dục của huyện, TP Hà Nội, thậm chí cả Bộ GD&ĐT phải ra tay x,ử lý những tiêu cực ở nhà trường này một cách nghiêm khắc theo đúng pha’p luật. Đấy cũng là những việc cần làm ngay để giữ đoàn kết nội bộ giữa các thầy cô, giữa nhà trường với vợ chồng cô giáo Tuất, nhằm tôn trọng danh dự của những người giáo viên, cùng với nó là uy tín danh dự chung của nhà trường, của ngành Giáo dục Thủ đô.

Các vị lãnh đạo Trường Tiểu học Sài Sơn B và Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai, xin các vị đừng để sự việc đi quá xa. Các vị hãy dũng cảm đối mặt sự thật và sửa sai nếu có, như các vị thường dạy dỗ học trò “thật thà, dũng cảm” theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.

Và các facebooker, các vị gõ phím và cầm bút chuyên nghiệp, xin các vị hãy làm đúng nghề nghiệp và lương tâm của mình. Đừng đưa, đừng bao giờ và vì bất cứ mục đích nào, đưa con trẻ – học trò vào những vụ việc của người lớn, của thầy cô, dù bất kể ai trong họ đúng sai thế nào.

Xin hãy để các cháu học sinh Trường Tiểu học Sài Sơn B, để học trò cả nước được là những “cái búp trên cành” non tơ và trong sáng.

Và q.u.a.n t.r.ọ.n.g nhất, để các cháu được thấy 4 chữ sau đây vốn được gắn trên các cổng trường, cửa lớp của các cháu không phải là một khẩu hiệu suông và vô nghĩa, mà là một đạo lý của cha ông, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà các cháu có bổn phận phải gìn giữ và pha’t huy.

Bốn chữ đó là: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO :  https://suckhoecanha.com/2903chau-da-viet-don-cho-hieu-truong-bac-phung-xuan-nha-de-kien-nghi-viec-co-tuat-ndt/

 

Thảo Nguyên

Next Post

Cô giáo Tuất: ”Học sιɴн hư, quậy phá trong lớp vì được hiệu trưởng chống lưng, xúi giục nhằm gây mất uy tín tôi” !

T2 Th3 29 , 2021
Trong đơn gửi các cơ quan chức năng, cô ɴɢᴜʏễn Thị Tuất – giáo viên Trường Tiểu học Sài Sơn B (Quốc Oai, Hà Nội) trình bày mình ʙị nhà trường “trù dập”, học sinh quậy ᴘʜá, hành hung cô. Tin mới:  8 lần chuyển đổi công việc? Trong lá […]